9 tháng 10 ngày mang thai có những lúc mệt mỏi, khó chịu trong người nhưng hơn cả là những giây phút ngọt ngào không bao giờ quên trong cả cuộc đời, nhất là đối với những mẹ mang thai lần đầu. Sẽ không khỏi những phút bối rối hoang mang vì không biết mình nên làm gì, chuẩn bị những gì cùng với quá trình lớn lên của con, vậy thì cùng Zinbaby tìm hiểu những lời khuyên trong 20 tuần đầu thời kì cho mẹ nhé!
Tuần 1: Bắt đầu bằng việc bổ sung axit folic hàng ngày (bổ sung ngay 600 microgram khi biết mình mang bầu).
Tuần 2: Nên bắt đầu với chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dưỡng chất dành cho bà bầu.
Tuần 3: Nếu có nguy cơ sinh con bị dị tật do yếu tố di truyền, hãy đến gặp bác sỹ tư vấn ngay.
Tuần 4: Đây là thời điểm dụng cụ thử thai cho kết quả chính xác nhất. Bạn nên mua vài chiếc áo chíp lớn hơn. Một số bà bầu gặp hiện tượng ngực nở nhanh chỉ trong vài tuần đầu.
Tuần 5: Sắp xếp thời gian cho một cuộc hẹn khám thai. Một vài bác sỹ sẽ bắt đầu gặp bạn từ tuần thứ 8.
Nên sắp xếp gặp bác sĩ sản khoa để có lời khuyên tốt nhất các mẹ nhé!
Tuần 6: Một số mẹ sẽ thông báo tin vui cho người thân, bạn bè, một số sẽ đợi đến khi qua giai đoạn có nguy cơ xảy thai cao nhất ở tuần thứ 14.
Tuần 7: Trước khi giai đoạn đầu tiên của thai kỳ trôi qua, bạn nên gặp bộ phận nhân sự của công ty để thông báo và tìm hiểu về các chế độ hưởng thai sản.
Tuần 8: Phần lớn bác sỹ sản khoa sẽ cho bạn siêu âm để xác nhận mang bầu và thông báo trong trường hợp bạn chưa biết.
Tuần 9: Bạn nên bắt đầu đăng ký các lớp học tiền sản, nên đăng ký sớm vì các lớp này thường rất nhanh hết chỗ.
Tuần 10: Tìm hiểu thông tin về lớp học về cho con bú bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh và bệnh viện dự kiến sinh. Nếu cần thiết bạn nên tham gia lớp học về nuôi dạy trẻ khi chúng có thêm em.
Tuần 11: Làm xét nghiệm sinh thiết nhau thai để kiểm tra nguy cơ trẻ mắc bệnh Down, thường từ tuần 10 đến 12 của thai kỳ.
Tuần 12: Xét nghiệm độ mờ da gáy có thể thực hiện từ tuần 11 đến 13 để kiểm soát hội chứng Down và các bất thường ở nhiễm sắc thể.
Tuần 13: Lúc này bạn đã bước vào giai đoạn 2 của thai kỳ, hãy bắt đầu với một nguồn năng lượng mới và tâm trạng vui vẻ. Đã đến lúc nghĩ đến việc sắp xếp lại nhà cửa gọn gàng sạch sẽ để chào đón em bé (có nên chuẩn bị phòng riêng cho bé hay để bé ngủ cùng phòng với bố mẹ?)
Tuần 14: Thử tham gia một lớp học yoga cho bà bầu bởi Yoga không chỉ giúp thai nhi khỏe mạnh hơn mà còn giúp mẹ cảm thấy thoải mái, nhẹ nhõm và giảm bớt các cơn đau lưng, giãn cơ, v.v trong thai kỳ. Ngoài ra mẹ cũng nên bắt đầu mua quần áo bầu cho mình bởi lúc này mẹ sẽ tăng cân và chắc chắn sẽ không mặc vừa những quần áo bình thường nữa.
Tuần 15: Hỏi bác sỹ về các kiểm tra đánh dấu phát hiện nhiễm sắc thể bất thường, dị tật ống thần kinh và một số khuyết tật khác, thường được thực hiện từ tuần 15 đến 20.
Tuần 16: Mẹ nên bắt đầu cân nhắc về phương pháp sinh nở: sinh tự nhiên, sinh mổ,và tốt nhất nên lập một kế hoạch dự trù trước các phương án.
Tuần 17: Thông báo cho công ty hoặc cơ quan về việc bạn có em bé và lên kế hoạch nghỉ sinh để sắp xếp bàn giao công việc hợp lý.
Tuần 18: Từ tuần 14 đến 20, nếu bạn ngoài 35 có thể bác sỹ sẽ cần làm xét nghiệm chọc nước ối để sàng lọc nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền trong đó có hội chứng Down và bệnh nứt cột sống.
Tuần 19: Quyết định xem mẹ có muốn biết trước giới tính của em bé không. Kết quả có thể biết chi tiết từ tuần 16 đến 20.
Tuần 20: Nửa chặng đường đã trôi quan, giờ là thời điểm xem xét thông tin và cân nhắc bệnh viện nơi bé sẽ chào đời, và việc học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đi trước rất là hữu ích đấy nha :)
... (Còn nữa)
(Zinbaby)