Khác với mùa đông, các mẹ sẽ bớt đi nỗi lo nguy cơ bé bị cảm lạnh trong mùa hè. Tuy nhiên việc làm mát cho trẻ hay tránh cho trẻ mắc phải các vấn đề khác liên quan tới da, quần áo bởi các bé rất dễ toát mồ hôi, mồ hôi trộm trong mùa nóng cũng là vấn đề rất nan giải. v.v. Cùng lắng nghe chuyên gia chia sẻ các mẹo nhỏ chăm sóc trẻ sơ sinh trong mùa hè nóng nực này các mẹ nhé!
1/ Nhiệt độ phòng mức phù hợp với cơ thể trẻ
Khi mới ra môi trường ngoài cơ thể mẹ, khả năng điều hòa thân nhiệt của trẻ sơ sinh rất kém, nhất là với những bé sinh non; chính vì thế các mẹ nên chú ý giữ phòng của bé luôn thoáng khí, không nên để ngột ngạt quá. Trong trường hợp sử dụng điều hòa, chú ý không nên hạ nhiệt độ xuống quá thấp những bé sinh đủ tháng, mặc quần áo đầy đủ có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 26-28°C là mức tốt nhất, không nên để bé nằm ngay nơi máy lạnh phả hơi. Đặc biệt, không nên mở quạt trong phòng máy lạnh!
Đối với máy lạnh, hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu mã, thương hiệu cho các ông bố bà mẹ lựa chọn, nhưng shop xin giới thiệu máy làm mát SYMPHONY với tính năng làm mát bằng nước nhanh, không khô da, không phun sương tạo ẩm, nhiệt độ đạt mức chuẩn 26.5 ± 2°C, thiết kế đặc biệt tốt với trẻ nhỏ, người già và tiết kiệm điện năng bằng 1/10 điều hòa vì công suất của máy chỉ từ 80W - 270W cho từng model khác nhau, vô cùng tiện lợi.
Máy làm mát Symphony - Người bạn đồng hành tin cậy vào mùa hè
2/ Tắm đúng cách
Mẹ có thể tắm cho con mỗi ngày. Tuy nhiên, việc tắm cho bé quá nhiều lần trong một ngày là không cần thiết bởi như vậy sẽ làm trôi lớp bảo vệ tự nhiên và độ ẩm, làm giảm khả năng tự bảo vệ của làn da của bé.
Một số lưu ý khi tắm cho bé:
- Duy trì nhiệt độ phòng khoảng 28 - 30°C.
- Mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và cắt móng tay gọn gàng trước khi tắm cho bé.
- Sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ em để tránh gây kích ứng da.
Rốn của bé cũng là nơi cần được vệ sinh hàng ngày và phần rốn còn lại sẽ bắt đầu rụng sau khi sinh khoảng 5 - 7 ngày. Cuống rốn là một vết thương hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận bởi nó có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nến không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi vệ sinh rốn cho bé, mẹ nên lưu ý những trường hợp bất thường như: rốn có mùi hôi, rỉ máu, rỉ nước vàng hoặc chậm rụng rốn sau 3 tuần. v.v. Cùng tham khảo cách chăm sóc cuống rốn cho trẻ như sau nhé:
- Rửa tay mẹ bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ trước khi thực hiện vệ sinh rốn cho bé
- Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ
- Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng
- Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
(Nguồn: Internet)
3/ Bảo vệ làn da của bé
- Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy.
- Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.
- Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát.
- Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là sáng từ 6:30 - 7:30
- Vào mùa nắng nóng, bên cạnh kem chống nắng, các mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại kem chống nắng, phấn bảo vệ da dành riêng cho bé khi ra ngoài nhé!
4. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé vào mùa hè
Trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa phát triển rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại vi khuẩn, nhất là trong mùa hè là mùa vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để sinh sôi nảy nở. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé. Còn đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng.
Cùng chia sẻ để bé bốn mùa đều vui khỏe nha <3
(Zinbaby)