Nhà ở khu dân cư có nhiều gia đình trẻ mới thấy cứ ngày hai lần đều như đếm, các bà ngoại bà nội tay bát cháo tay cốc hoặc bát canh nước đút cơm/cháo cho cháu. Mình thấy lạ lạ nên mới lân la hỏi “Sao bà cho các con vừa ăn vừa uống à? Có sợ nó nuốt chửng không?” thì các bà bảo thế cho cháu dễ ăn, ăn được nhiều. Đúng là đánh vào tâm lí “Bé ăn được” của các mẹ, cứ nghĩ cho con ăn nhiều là con khỏe, đủ dinh dưỡng nhưng đâu có ngờ rằng cho con vừa ăn vừa chan canh hoặc uống nước sẽ rất dễ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của con.
Nước canh/ nước lọc sẽ khiến bé dễ nhai và ăn nhanh hơn tuy nhiên, đây là quan niệm hết sức sai lầm và sẽ gây ra rất nhiều tác hại không ngờ đến việc ăn uống, sức khỏe của bé.
1. Tăng nguy cơ đau dạ dày ở trẻ
Khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi chan canh vào cơm sẽ làm cho cơm bị ngâm lâu trong canh dẫn đến mềm đi do đó khi ăn, thức ăn sẽ không được hấp thu nước bọt do chưa nhai kỹ mà đã chạy tuột xuống dạ dày khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nhiều hơn. Điều này kéo dài lâu ngày sẽ làm bé bị đau dạ dày.
2. Bé dễ bị ngán, không muốn ăn
Việc ngâm trong nước canh lâu không chỉ khiến cơm bị mềm mà mùi vị của thức ăn trong cơm canh sẽ không còn hấp dẫnm từ đó dẫn đến việc bé cảm thấy ngán, không muốn ăn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.ở trẻ nhỏ để đảm bảo phát triển cân đối.