ZinBaby BLOG

The latest fashion news, advice and comment.

Nên sinh 2 con cách nhau bao nhiêu tuổi?

Có thai, sinh con vốn được coi là lộc trời nhưng trong quá trình đó, nếu khoảng cách có 2 hoặc 3 bé liền nhau quá cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Hơn nữa, khoảng cách sinh con cũng bị ảnh  hưởng bởi kinh tế gia đình, một phần không kém quan trọng khi quyết định sinh con bởi sinh con ra, ai cũng mang những điều tốt đẹp nhất tới cho các bé yêu của mình đúng không nào. Nên các mẹ hãy cùng xem khoảng cách sinh con như thế nào là phù hợp, để vừa đảm bảo sức khỏe mẹ bé và chuẩn bị vững vàng về kinh tế cùng Zinbaby nhé:

1. Cách nhau ít hơn 2 tuổi
Với khoảng cách 2 tuổi hoặc ít hơn 2 tuổi, mẹ có thể dễ dàng tận dụng lại đồ dùng của bé đầu cho bé thứ 2. Hơn nữa đồ của bé cũng chưa phân biệt rõ ràng đồ bé trai bé gái nên các mẹ có thể tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể cho phần này. Tuy nhiên, mẹ sẽ phải đối mặt với sự tỵ nạnh lẫn nhau giữa các bé bởi bé đầu vẫn chưa nhận thức được và có thể bày tỏ sự ghen tỵ trong thời gian đầu mỗi khi bố hoặc mẹ cưng nựng em nhỏ thay vì ẵm bế chiều mình như trước nữa.
Khi sinh con quá sát nhau, sức khỏe của mẹ có thể bị ảnh hưởng, chưa kể nguy cơ sinh non, sinh bé nhẹ cân cũng có xu hướng tăng lên. Hơn nữa, với những mẹ sinh mổ lần đầu, nếu sinh con thứ 2 sớm có thể dẫn đến tình trạng bung và rách vết mổ cũ nên các mẹ cũng chú ý điều này nhé! Nếu gia đình có điều kiện, các mẹ có thể sinh con liền nhau nhưng đối với các mẹ có chút khó khăn thì nên cân nhắc nhé bởi mẹ sẽ phải chi tiêu rất nhiều cho bỉm sữa, thuốc men, quần áo, v.v đấy.
=> Lời khuyên từ chuyên gia: Dù bé lớn không tỏ vẻ ghen tị và chưa thể nói rõ các cảm xúc của mình, nhưng mẹ vẫn phải hết sức lưu ý trong cách đối xử với cả 2 bé. Vậy cách tốt nhất là cả bố và mẹ nên âu yếm cả hai khi chăm sóc con để không bé nào thấy mình bị cho “ra rìa” nha :)


2. Cách nhau 2 - 4 tuổi
Khoảng cách tuổi gần mà không quá sát này đảm bảo sự tỉnh táo, khỏe khoắn và vững vàng về tâm lí và vật chất cho cả nhà. Mẹ sẽ có thể ngủ đủ giấc, cho con ăn không quá vất vả nhưng thời gian nghỉ ngơi vẫn chưa quá lâu đến mức quên mất kỹ năng chăm sóc bé sơ sinh. Đồng thời, sau thời gian nuôi bé đầu, mẹ cũng khá tự tin khi sở hữu trong tay những kinh nghiệm, mẹo vặt hữu ích để có thể áp dụng và điều chỉnh cách nuôi dạy bé thứ hai. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, khi vừa phải lo cho một bé mới sinh, vừa phải lo cho một bé mẫu giáo, đang cố tập tành tỏ ra là “người nhớn” sẽ có thể khiến mẹ rất đau đầu.
=> Lời khuyên từ chuyên gia: Tạo điều kiện để bé lớn giúp bạn làm việc này việc nọ cho em bé. Làm như vậy sẽ vẹn cả đôi đường khi bé lớn vừa có cảm giác mình là người quan trọng, mẹ vừa có một “chân lon ton” phụ việc cho mình đúng không nào?

3. Cách nhau 5 tuổi hoặc nhiều hơn
Không quá thân thiết với nhau như những cặp em bé hơn nhau chỉ 1 hoặc 2 tuổi, khoảng cách 5 tuổi sẽ giúp bé lớn “chững chạc” hơn và biết cách chăm sóc em tốt hơn, và bố mẹ có thế có thêm một “bảo mẫu nhí” trông em đó! Sinh con tầm này sẽ giúp bố mẹ có thời gian củng cố kinh tế, vừa lo cho cả 2 bé mà không phải lăn tăn suy nghĩ, tuy nhiên sau khi một thời gian dài không chăm bé nhỏ sẽ khiến các mẹ ngại và có thể không muốn sinh thêm em bé nữa.
=> Lời khuyên từ chuyên gia: Bé út mới sinh hẳn sẽ được cả nhà tập trung chăm sóc và chiều chuộng, nhưng các mẹ đừng vì thế mà lơ là bé lớn nhé. Mỗi ngày mẹ có thể dành chút thời gian học cùng con, đọc sách cho con trước khi đi ngủ hay cùng chuẩn bị bữa ăn tối, chia sẻ câu chuyện trường lớp sẽ giúp tương tác và kết nối với con thêm nha. 

(Zinbaby)